Vì sao phụ huynh chọn trường Mầm non công lập?
Trả lời trong một cuộc phỏng vấn gần đây của PV báo GD&TĐ về sức nóng tăng dần sau mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp và giải pháp cho vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Hà Nội không thiếu trường, không thiếu chỗ học cho các cháu. Sở GD-ĐT khẳng định, 100% các cháu đúng độ tuổi được vào học các trường tiểu học, THCS công lập.
Riêng đối tượng các cháu mẫu giáo, theo chỉ tiêu trước đây, theo chiến lược xã hội hóa giáo dục của Nhà nước, phấn đấu đến năm 2010, chỉ tiêu dành cho học sinh công lập đối với mẫu giáo là 70% học công lập, còn đối với nhà trẻ là 80% học công lập. Chính vì vậy, số lượng các trường công lập hiện nay để đáp ứng nhu cầu học của các cháu mầm non là thiếu.
Tâm lý phụ huynh học sinh so sánh 2 loại hình trường, công lập và ngoài công lập. Công lập ngày càng chiếm ưu thế. Trước kia, các trường công lập phải vận động các cháu ra lớp còn bây giờ thì không. Phụ huynh tự nguyện cho con học trường công lập vì cơ sở vật chất được đầu tư bài bản, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao do sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với cấp học mầm non.
Hiện nay, Hà Nội đã có 85% các cháu được học trong các trường mầm non công lập, chỉ còn 15% các cháu học các trường ngoài công lập. Tiến đến phấn đấu sẽ có nhiều hơn nữa các cháu được học tập tại các trường công lập, Sở sẽ từng bước giải quyết vấn đề này, ông Độ chia sẻ.
Như vậy, để có được một suất học cho con tại trường mầm non công lập, chưa kể đến "trường điểm" thì phụ huynh của 15% số trẻ trong độ tuổi mẫu giáo tại Hà Nội sẽ phải vất vả kiếm tìm cơ hội cho con. Phụ huynh sẽ vận dụng mọi "chiêu" có thể để đạt mục đích, bằng quan hệ, thậm chí chạy chọt bằng tiền. Rõ ràng khi hệ thống các trường công lập không đáp ứng được nhu cầu thực tế của trẻ thì hệ thống các trường vệ tinh, các trường ngoài công lập có vai trò hỗ trợ đắc lực, giảm bớt sức nóng của cuộc đua nhưng vẫn là sự lựa chọn theo kiểu "cực chẳng đã" đối với nhiều gia đình.
Ở các trường mầm non ngoài công lập, nhiều phụ huynh cho biết, điều kiện tại nhiều trường mầm non tư thục không đáp ứng được yêu cầu học tập và vui chơi của trẻ, phòng học chật chội, thiếu sân chơi, chất lượng và trình độ giáo viên...Nhưng khi họ yên tâm về chất lượng giảng dạy cũng như cơ sở vật chất dành cho trẻ thì chi phí lại quá cao so với thu nhập. Một trong những lý do phụ huynh xin cho con vào học tại các trường công lập là sẽ giảm bớt chi phí thì lại vướng mắc vấn đề hộ khẩu, quy định về tuyến tuyển sinh...
Bốc thăm là phương án tốt
Trường công lập vẫn là lựa chọn hàng đầu của đa số phụ huynh. Sĩ số lớp luôn đông nhưng học phí rẻ hơn so với hệ thống tư thục và môi trường học tập tốt, giáo viên được đào tạo bài bản, dạy học có giáo án được giám sát chặt chẽ nên các phụ huynh rất tin tưởng. Một số phụ huynh còn sẵn sàng nhập hộ khẩu người quen từ những năm trước để khi con đến tuổi đi học được học đúng tuyến tại những trường "có tiếng". Tuy nhiên, có những quận việc tuyển sinh luôn trong tình trạng "cung không đủ cầu". Cảnh xếp hàng trắng đêm xin cho con học luôn là nỗi âu lo của đa số phụ huynh ở Thủ đô mỗi mùa tuyển sinh.
Cô Giáo Thanh Thủy, giáo viên một trường Mầm non đạt chuẩn (quận Tây Hồ, Hà Nội) tâm sự, em vào nghề mới được 4 năm nay nhưng em thấy việc xin học cho các cháu mầm non mỗi năm càng them gay gắt. Em cảm thấy bức xúc trước tình hình tuyển sinh mẫu giáo như hiện nay. Con của anh trai em năm nay đến tuổi đi mẫu giáo, có đầy đủ giấy tờ hợp lệ nhưng còn nhờ yếu tố may mắn với có thể mong có suất học tại trường công lập. Em thấy phụ huynh giờ quá khổ. Con mới có 3 tuổi mà bố mẹ đã phải vất vả xin học cho con. Nhiều gia đình, mẹ đi bán hang rong, bố đi xe ôm thì lấy đâu tiền cho con học trường tư thục, dân lập.
Cô Thanh Thủy cũng cho biết, nhà trường đã phổ biến phương án tuyển sinh năm học 2012-2013 là ưu tiên trẻ 5 tuổi ra lớp, những nhóm trẻ dưới 5 tuổi phải bốc thăm để được vào học. và như vậy, rõ ràng tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu vẫn diễn ra, vẫn nhiều em bé không có chỗ học như mong muốn của các bậc cha mẹ.
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, Nguyễn Hữu Độ chia sẻ, nhu cầu học tập và điều kiện của các cháu là như nhau, không có sự khác biệt về học bạ, trình độ văn hóa, địa danh,...Các cháu đều có điều kiện và cơ hội như nhau. Do hiện nay Hà Nội chưa đáp ứng được 100% chỗ học trong trường công lập cho các cháu, Vì vậy, phương thức để tuyển sinh, xin được chia sẻ với các bậc phụ huynh là các trường sẽ tổ chức bốc thăm để đảm bảo công bằng và cha mẹ các cháu sẽ không phải đến xếp hàng xin học cho con từ mờ sáng.
Ông Nguyễn Hữu Độ cũng cho biết, lãnh đạo các quận, huyện đã cùng thống nhất, quyết tâm dành quỹ đất để xây dựng thêm các trường mầm non công lập tại các phường, xã còn chưa có trường. Các phường đã tiến hành giao đất để tiến hành các bước tiếp theo. Phấn đấu năm học 2012 - 2013 sẽ có ít nhất 3 trường mới được đưa vào sử dụng, tiếp nhận học sinh vào học, nhằm góp phần cải thiện phần nào tình hình căng thẳng hiện nay. Mong các cơ quan hữu quan và người dân Thủ đô chia sẻ với những nỗ lực của ngành giáo dục để cùng tạo những điều kiện tốt nhất cho thế hệ tương lai.
Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo, công tác tuyển sinh phải đảm bảo: Giảm trái tuyến và tạo sự đồng đều hơn về chất lượng giữa các trường; bảo đảm đủ chỗ học cho trẻ mầm non. Số trẻ mầm non dự kiến được tuyển là 68.500 bé (đối với lứa tuổi nhà trẻ) và 327.500 bé (lứa tuổi mẫu giáo). Thời gian tuyển sinh bắt đầu từ ngày 2 đến ngày 16/7/2012. Sau khi đã nhận đủ số trẻ trong độ tuổi, số học sinh theo tuyến tuyển sinh, nếu còn chỉ tiêu, các trường có thể tiếp nhận trẻ hoặc học sinh cho đủ chỉ tiêu được giao.
Theo kế hoạch, năm học 2012 - 2013, Hà Nội sẽ huy động 32% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 90% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường, đặc biệt ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi vào các trường mầm non, thực hiện chủ trương PCMN 5 tuổi.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thăm dò ý kiến
- Sữa Cô gái Hà Lan
- Phở bò
- Cơm
- Canh bí đỏ hầm xương
- Bò nấu đậu
- Dưa hấu
- yaourt
Bữa chiều:- Miến gà
Văn bản mới